16-03-2025
Lượt xem: 137Tư vấn chuyên môn bài viết
BÙI VĂN KIỆT
Trung Tâm Y Khoa Sài Gòn - Saigon Medic
Mục lục
ThS.BS.Bùi Văn Kiệt
Sỏi niệu là bệnh lý phổ biến, từ ngàn năm trước, người ta đã phát hiện sỏi niệu trong các xác ướp ở Ai Cập và Hypocrate cũng đã mô tả về bệnh lý sỏi bàng quang. Nhiều trường hợp sỏi niệu đã ghi nhận ở chó, dê…Khi sỏi không gây bế tắc, hệ niệu thường không bị tổn thương và không có triệu chứng trầm trọng và gây tổn thương chức năng thận. Trong quá trình tiến triển, sỏi niệu lúc đầu không bế tắc nhưng có thể gây biến chứng này sau đó. Sỏi niệu rất dễ tái phát sau điều trị nên phải cần tìm nguyên nhân sinh sỏi ngay lần đầu tiên để có thể phòng ngừa sự tái phát và tổn thương thận.
Tất cả các nguyên nhân gây nên sự hình thành sỏi vẫn chưa biết rõ và thường có nhiều yếu tố phối hợp để tạo sỏi.
Trong hơn 90% các trường hợp sỏi chứa Calcium kết hợp với Oxalate hay Phosphate, số còn lại gồm sỏi Urate hay Cystine.
Thường do sỏi được tạo nên trong đài thận và rớt vào bể thận nhưng không xuống được niệu quản có thể gây cơn đau bão thận và nếu nước tiểu nhiễm trùng có thể gây các biến chứng trầm trọng với nhiễm trùng huyết.
Thường gây cơn đau bão thận với đặc điểm: cơn đau xuất hiện đột ngột sau một vận động thể hình, cường độ đau tăng nhanh và kịch phát buộc bệnh nhân lăn lộn, vặn mình để tìm tư thế giảm đau, thường có các chướng bụng, liệt ruột, ói mửa, táo bón, không đánh hơi được có thể làm chẩn đoán lẩm với tắc ruột nhưng đôi khi có tiêu chảy. Trong cơn đau, bệnh nhân cũng thường có cảm giác bí tiểu, khó đi tiểu, tiểu nhiều lần, lượng ít, tiểu rát buốt, nước tiểu có máu vi thể hay đại thể.
Bệnh nhân có thói quen ít uống nước, thói quen dinh dưỡng, thuốc sử dụng, có giai đoạn nằm bất động trong quá khứ, các bệnh khác, tiền sử sỏi gia đình, cá nhân (tiền sử điều trị sỏi niệu, tiểu ra sỏi, …). Khi sỏi tự do và gây bế tắc cấp tính đài bể thận và niệu quản có thể gây cơn đau bão thân hoặc chỉ gây tức nặng vùng hông tương ứng với bên có sỏi nếu sỏi không gây bế tắc hoàn toàn. Sỏi bế tắc hai bên hoặc trên thận độc nhất nhưng không có triệu chứng, chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn khi đã bị nhiễm trùng nặng tổn thương cả hai thận hoặc thận teo hai bên khiến chức năng thận tổn thương vĩnh viễn, không thể phục hồi dù cho có can thiệp lấy sỏi giải phóng bế tắc.
- Bạch cầu tăng khi có nhiễm trùng niệu phối hợp.
- Thiếu máu nếu chức năng thận giảm.
- Có thể có máu, đạm, tế bào mủ hay vi trùng.
- Nếu pH >7,6: nhiễm khuẩn loại phân hủy uré (như Protéus) vì thận không thể tạo nước tiểu kiềm như vậy, sỏi trong trường hợp này thường là loại Magnésium Ammonium Phosphate.
- Nếu pH luôn luôn là 6,5: nguyên nhân là toan hoá máu do bệnh ống thận (Renal tubular acidosis).
- pH luôn luôn thấp dễ tạo sỏi Urate.
- Sự hiện diện nếu có của các tinh thể nói lên thành phần hoá học của sỏi.
Chỉ giúp thăm dò và hướng chẩn đoán, không thể xác định, có thể thấy hình ảnh cản âm với bóng lưng, trường hợp sỏi gây bế tắc có thể thấy hình ảnh chướng nước hệ đài bể thận và niệu quản tuỳ theo vị trí sỏi. Hình ảnh thận chướng nước độ I, II với kích thước thận lớn hơn bình thường, phân biệt tuỷ vỏ tốt, rõ, cho biết tiên lượng tốt, chức năng thận sẽ phục hồi (nếu nước tiểu không bị nhiễm trùng) sau khi giải phóng bế tắc. Còn chướng nước độ III, hoặc kích thước thận nhỏ hơn bình thường thì chức năng thận sẽ không hồi phục hoặc hồi phục rất ít sau giải phóng bế tắc. Độ phân biệt tuỷ - vỏ cũng quan trọng trong tiên lượng: phân biệt tuỷ - vỏ rõ thì tiên lượng tốt, mất phân biệt tuỷ - vỏ thì tiên lượng xấu.
Ít nhất 90% sỏi niệu quản cản quang nên đều thấy được trên phim bụng không sửa soạn trừ khi sỏi quá nhỏ hoặc ở vị trí trùng lắp trên xương. Cần phân biệt với hình ảnh hoá vôi hạch mạc treo, hoá vôi các tĩnh mạch vùng chậu, sỏi đường mật, thuốc chưa tan trong hệ tiêu hoá hoặc hình ảnh xương răng trong bướu quái buồng trứng.
Với phim đúng kỹ thuật có thể qua độ cản quang và các hình ảnh đặc trưng của sỏi mà đoán được thành phần hoá học của chúng. Ngoài ra, ta cũng có thể thấy được những hình ảnh bệnh lý của hệ xương là nguyên nhân sinh sỏi.
Không thể thiếu dù cho đã thấy được sỏi qua siêu âm và phim bụng không sửa soạn. Giúp định vị sỏi, đánh giá chức năng cả hai thận, biến chứng của sỏi trên hệ niệu, các bệnh lý hệ niệu kết hợp có thể là nguyên nhân sinh sỏi và giúp chẩn đoán các loại sỏi không cản quang. Nếu chức năng thận đã giảm, có thể phải dùng liều cản quang cao, chụp các phim chậm hoặc đôi khi phải chụp niệu quản - bể thận ngược dòng.
Bệnh nhân có tiền sử tiểu sỏi, nếu có sỏi cần được phân chất để từ đó có thể tìm ra nguyên nhân sinh sỏi và phân biệt giữa sỏi nguyên phát (sỏi cơ thể) và sỏi thứ phát (sỏi cơ quan).
- Sỏi niệu quản.
- Bướu thận với tiểu máu.
- Viêm thận ngược chiều cấp.
- Lao thận: có thể gây đau và gây biến chứng sỏi trong 10% các trường hợp.
- Hoại tử nhú thận: các mảnh nhú thận hoại tử có thể bị Calci hoá ở ngoại vi và tạo hình ảnh giống sỏi Urate được bọc vỏ Calci thấy trên X quang.
- Nhồi máu thận ...
- Viêm ruột thừa cấp.
- Cơn đau do loét dạ dày tá tràng.
- Cơn đau bão gan.
- Viêm tuỵ cấp.
- Thai ngoài tử cung.
- Tắc ruột, bán tắc ruột.
- Đau lưng do cột sống hay phần mềm ở lưng.
- Bệnh đại tràng co thắt.
- Sỏi bế tắc khi tiến triển, dù không bị nhiễm trùng cũng vẫn có thể gây huỷ hoại và mất hoàn toàn chức năng thận.
- Đôi khi ung thư dạng biểu mô bể thận nơi vị trí của sỏi với biến chứng nhiễm trùng.
- Sỏi nhỏ, không tiến triển, không đau, đái máu, nhiễm trùng hay bế tắc.
- Sỏi san hô ở người lớn tuổi có ít hoặc không có triệu chứng.
- Điều trị tích cực nhiễm trùng nhất là trong trường hợp do vi khuẩn phân huỷ urée.
- Làm tan sỏi bằng các dược chất tương ứng có tác dụng thay đổi pH nước tiểu hoặc làm tan sỏi trực tiếp. Phương pháp này đặc biệt hiệu nghiệm trong sỏi Urate.
- Chọn bệnh: dựa vào BMI, vị trí sỏi, kích thước sỏi, góc xoay của thận, độ cản quang của sỏi, kích thước của các đài thận cũng như trục đài thận
- Cải tiến bộ nong thận, nong cân
- Ứng dụng các dụng cụ mới như: ống soi mềm, laser
- Lấy sỏi qua da với ống soi nhỏ (MiniPCNL)
- Phát triển các biện pháp cầm máu khi nong được chỉ định khi: sỏi có biến chứng tắc nghẽn, đau, đe doạ, tổn thương chức năng thận gây nhiễm trùng, tiểu máu nặng, sỏi san hô, sỏi trên thận độc nhất hoặc sỏi gây bế tắc hai thận, đe doạ suy yhận. Sỏi thứ phát tạo nên do có tổn thương cơ thể học mắc phải hay bẩm sinh của hệ niệu chỉ được điều trị bằng mổ hở, sỏi đã tán ngoài cơ thể thất bại.
- Không có biến chứng nhiễm trùng, không có bệnh kết hợp ở hệ niệu.
- Không có bất thường cơ thể học ở hệ niệu.
- Không có các chống chỉ định toàn thân như béo phì ...
Ngoài ra, đôi khi phải phối hợp hai hay nhiều phương pháp điều trị trên với nhau.
Do tỷ lệ tái phát khá cao nên bệnh nhân sỏi niệu cần được theo dõi cẩn thận, nguy hiển thật sự của sỏi niệu không phải là đau mà chính là sự huỷ hoại thận do bế tắc và nhiễm trùng.
Copyright 2024® by SAIGON MEDIC. All rights reserved.
Các thông tin trên website saigonmedic.com chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu. Khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng, nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn.