KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT TOÀN DIỆN

Trung Tâm Y khoa Sài Gòn
Chuyên khoa: NỘI TỔNG QUÁT

16-03-2025

Lượt xem:  97

TRẦN ĐÌNH VŨ

Tư vấn chuyên môn bài viết

TRẦN ĐÌNH VŨ

Trung Tâm Y Khoa Sài Gòn - Saigon Medic

Mục lục

    KHÁM SỨC KHỎE TOÀN DIỆN
     TRUNG TÂM Y KHOA SÀI GÒN (SAIGON MEDIC)

    1. Mục đích chính của hệ thống kiểm tra sức khỏe toàn diện: Là duy trì sức khỏe theo ba cách chính: phát hiện sớm ung thư, phát hiện các bệnh liên quan đến lối sống và xác nhận tình trạng sức khỏe.
    2. Nội dung bao gồm gói khám sức khỏe cơ bản và gói khám sức khỏe tùy chọn (thực hiện các cận lâm sàng phù hợp hơn với từng cá nhân).
    1. Gói khám sức khỏe cơ bản:
    1. Khám tổng quát:
    • Đo chiều cao, cân nặng, chỉ số béo phì (BMI), tỷ lệ mỡ cơ thể, chu vi vòng bụng
    • Tư vấn sức khỏe, khai thác bệnh sử, khám lâm sàng tổng quát.
    • Đo huyết áp, điện tâm đồ, kiểm tra thính giác (đơn giản), thị lực, nhãn áp, đáy mắt, kiểm tra chức năng phổi (FVC, FVC%, FEV%).
    1. Khám đường tiêu hóa trên: Nội soi dạ dày – tá tràng, hoặc chụp X-quang dạ dày có cản quang.
    2. Xét nghiệm máu:
    • Huyết học: Công thức máu (Tổng phân tích tế bào máu bằng máy đếm laser), nhóm máu (ABO, Rh).
    • Chức năng gan: Protein toàn phần, albumin, Bilirubin, AST, ALT, γ-GTP, ALP
    • Chức năng thận: Urê, creatinine,
    • Chất điện giải: Na, K, Cl, Ca, P, Mg.
    • Chuyển hóa lipid: Cholesterol toàn phần, cholesterol HDL, cholesterol LDL, triglyceride.
    • Chức năng tuyến tụy: Amylase.
    • Chuyển hóa đường huyết: Đường huyết lúc đói, glycohemoglobin (HbA1c).
    • Bệnh gút: Acid Uric.
    • Xét nghiệm huyết thanh: Hs-CRP, phản ứng giang mai, xét nghiệm virus viêm gan (kháng nguyên và kháng thể HBs, kháng thể HCV).   
    • Tuyến giáp: TSH, FT4.
    • Dấu ấn ung thư: PSA (chỉ dành cho nam), CA125 (chỉ dành cho nữ), CEA.
    • Khớp: RF dạng thấp (Yếu tố thấp khớp).
    1. Phân tích nước tiểu: Tỷ trọng nước tiểu, pH, protein, glucose, máu ẩn, cặn, microalbumin nước tiểu
    2. Phân: Máu ẩn trong phân (FOB) (mẫu được lấy 2 lần riêng biệt)
    3. Khám X-quang: Chụp X-quang ngực thẳng – nghiêng.
    4. Siêu âm bụng: Gan, túi mật, tuyến tụy, thận, lá lách và các cơ quan khác
    5. Phụ khoa (chỉ dành cho nữ): Khám vùng chậu, khám mỏ vịt, siêu âm qua âm đạo, phết tế bào Pap (sàng lọc ung thư cổ tử cung).
    1. Gói khám sức khỏe tùy chọn:
    1. Đo loãng xương:
    • Từ 50 tuổi trở lên
    • Nữ 40-60 tuổi: 5 năm đo 1 lần; > 60 tuổi: 2-3 năm đo 1 lần
    • Nam 50 -70 tuổi: 5 năm đo 1 lần; > 70 tuổi: 2-3 năm đo 1 lần.
    • Có tiền sử gãy xương
    1. Nội soi đại tràng: lần 2 cách lần đầu 2 năm, các lần sau: mỗi 3 năm.
    • Từ 40 tuổi trở lên
    • Béo phì
    • Tiền sử gia đình có người bị ung thư đường tiêu hóa
    1. Với người hút thuốc lá:

    - Đo tình trạng xơ vữa động mạch: PWV/ABI (từ 40 tuổi trở lên và 3 năm thực hiện 1 lần).

    - CT phổi liều thấp (những người hút > 20 PY và 50 tuổi trở lên thì 1 năm chụp 1 lần, các trường hợp khác: 40-49 tuổi 5 năm chụp 1 lần; 50 tuổi trở lên 3-5 năm chụp 1 lần).

    - MRI não và mạch não bao gồm cả động mạch cảnh sống ngoài sọ (từ 40 tuổi và mỗi 3-5 năm 1 lần).

    - Siêu âm tim.

    - CT động mạch vành (từ 50 tuổi trở lên và mỗi 10 năm chụp 1 lần).

    1. Uống nhiều bia rượu:
    • Ưu tiên kiểm tra về gan và tụy.
    • Trên 50 tuổi
    • Xét nghiệm alpha FP và CA 19.9
    • Luôn phiên: Siêu âm bụng, MRI bụng và CT bụng có tiêm thuốc cản quang mỗi năm.
    1. Tiền sử gia đình có người bị ung thư.
    • CT phổi liều thấp
    • CT bụng có tiên thuốc cản quang mục tiêu chính là tìm ung thư tụy

    • Xét nghiệm dấu ấn ung thư:

    + Định lượng AFP (Alpha Fetoproteine): Sàng lọc và theo dõi điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát, ung thư tế bào mầm (tinh hoàn)…

    + Định lượng Cyfra 21-1: Sàng lọc và theo dõi điều trị ung thư phổi

    + Định lượng SCC (Squamous cell carcinoma antigen): Theo dõi, phát hiện ung thư tế bào vảy, loại tế bào thường có ở phổi, vòm họng, tử cung, buồng trứng…

    + Định lượng CEA (Carcino Embryonic Antigen): Sàng lọc và theo dõi điều trị ung thư đại tràng, trực tràng và một số ung thư đường tiêu hóa khác

    + Định lượng CA 19-9 (Carbohydrate Antigen 19-9): Sàng lọc và theo dõi điều trị ung thư tụy, đường mật

    + Định lượng CA 12-5: Sàng lọc và theo dõi điều trị ung thư buồng trứng, cổ tử cung…

    + Định lượng CA 15-3: Sàng lọc và theo dõi điều trị ung thư vú

    + Định lượng PSA toàn phần (Total prostate-Specific Antigen): Sàng lọc và theo dõi điều trị ung thư tuyến tiền liệt tuyến

    + Định lượng PSA tự do (Free prostate-Specific Antigen): Sàng lọc và theo dõi điều trị ung thư tuyến tiền liệt tuyến

    • PET-CT: mục tiêu là có thể tìm ra nhiều những ung thư khác, khuyến cáo ở những người trên 50 tuổi và 2-3 năm chụp 1 lần (PEP-CT hiện tại chưa có ở Saigon Medic).
    • Sinh thiết lỏng tìm 10 loại ung thư thường gặp: SPOT-MAS 10.
    1. Người lớn tuổi:
    • Từ 50 tuổi trở lên, hay bị đau đầu – chóng mặt, có bệnh về lối sống đi kèm (tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu và tăng acid uric máu).
    • MRI sọ não, MRA não và mạch não ngoài sọ.                                                                                                                                                     
    • Siêu âm động mạch cảnh sống
    • Test đánh giá sa sút trí tuệ
    • Đo loãng xương
    • Kiểm tra tình trạng tim mạch: CT động mạch vành, Siêu âm tim, xét nghiệm NT-Pro BNP
    • PWV/ABI
    • Đo InBody
    1. Béo phì:
    • Đo InBody, PWV/ABI, chú ý bệnh lý: gan, hệ thần kinh tring ương, tim mạch, các bệnh lý do lối sống.
    • Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
    1. Phụ nữ:
    • Loãng xương
    • Ung thư vú:

    + 40 -44 tuổi: Chụp nhũ ảnh mỗi năm nếu BN có yêu cầu

    + 45-54 tuổi: Chụp nhũ ảnh mỗi năm 1 lần

    + > 55 tuổi: Chụp nhũ ảnh 2 năm 1 lần, nếu BN có mong muốn có thể chụp mỗi năm

    + Việc tầm soát có thể ngưng lại nếu thời gian sống còn < 10 năm.

    + Ở những phụ nữ nguy cơ ung thư vú cao như: có tiền sử gia đình bị ung thư vú, có khuynh hướng di truyền hoặc một số yếu tố khác… nên được tầm soat ung thư vú bằng MRI song song với chụp nhũ ảnh.

    • Ung thư cổ tử cung:

    + Từ 25-65 tuổi: xét nghiệm HPV cơ bản, nếu không có xét nghiệm HPV cơ bản thì đồng thời 1 xét nghiệm HPV cùng với xét nghiệm Pap 5 năm 1 lần, hoặc xét nghiệm Pap 3 năm 1 lần.

    + Những người trên 65 tuổi và trong vòng 10 năm tầm soát với kết quả bình thường thì cần tầm soát nữa.

    + Những người có tiền sử tiền ung thư cổ tử cung nên tiếp tục xét nghiệm tầm soát ít nhất 25 năm.

    • Ung thư tuyến giáp: Siêu âm tuyến giáp và xét nghiệm anti-TP có thể xem xét thực hiện.
    1. Nam giới:

    - Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến bằng xét nghiệm PSA mỗi 3 năm 1 lần cho nam giới trên 50 tuổi.

    - Nếu bạn có cha hoặc anh em trai bị ung thư tiền liệt tuyến trước 65 tuổi thì bạn nên bắt đầu tầm soát ung thư tiền liệt tuyến khi bước vào tuổi 45.

     

     

    Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc yêu cầu hỗ trợ nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

    Trung tâm Y khoa Sài Gòn rất mong được phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho quý khách!

    Đặt lịch khám

    Copyright 2024® by SAIGON MEDIC. All rights reserved.

    Các thông tin trên website saigonmedic.com chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu. Khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng, nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn.